Ngoại hình ấn tượng và tính khí rất đặc biệt. Chow Chow có các đặc điểm không thể nhầm lẫn và có thể gọi là thú cưng có một không hai. Nếu bạn đang có ý định nuôi một bé Chow, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé
TÌM HIỂU VỀ CHOW CHOW
1. Nguồn gốc Chow Chow
- Chow Chow (hay “Tùng sư khuyển”) có nguồn gốc từ miền bắc Trung Quốc từ 2000 năm về trước.
- Tông sư khuyển (Pinyin) - có nghĩa là "chó sư tử xù" hay Đường khuyển - đời nhà Đường
- Vào những năm 1800, tên gọi Chow Chow xuất phát từ người Anh. Nữ hoàng Victoria (sau này là nữ hoàng Elisabeth) cũng sở hữu thú cưng thuộc giống Chow Chow.
- Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ (American Kennel Club - AKC) đã công nhận Chow vào năm 1903.
2. Đặc điểm của Chow Chow
- Thân hình vuông vắn, nhỏ gọn, ngực rộng, phần thân sau ngắn gọn gàng.
- Con đực trưởng thành có kích thước 48cm – 56cm và nặng 26kg – 32kg. Con cái trưởng thành có kích thước 46cm – 51cm và nặng 20kg – 25kg.
- Bốn chân thẳng và thô làm cho chúng có dáng đi khá cứng nhắc, và dáng đi này cũng là một đặc điểm rất điển hình.
- Chiếc lưỡi màu tím/xanh đen mà không con nào có được (ngoại trừ giống Shar Pei).
- Bờm lớn rất ấn tượng và làm cho chúng có nét giống như loài sư tử
- Đầu to, tai tròn và nhỏ, trán phẳng, mõm khá to và hợp với mũi thành một khối lồi ra phía trước
- Bộ lông dày và rậm có hai lớp: lớp lông lót trong mềm mượt và lớp lông cứng hơn bên ngoài. Màu lông phổ biến như màu nâu đỏ, đen, lam đen, kem, xám. Màu trắng rất hiếm khi xuất hiện.
- Chow Chow có một biểu hiện cau có độc đáo là dấu hiệu nhận biết
3. Chế độ dinh dưỡng:
- Dưới 6 tuần tuổi: Nguồn dinh dưỡng chủ yếu lúc này là sữa mẹ
- Từ 1,5-3 tháng : Bắt đầu tập cho ăn dặm với những loại thức ăn khô như: cơm nhão hoặc cháo, kết hợp với một số loại thịt, rau, củ, quả băm nhuyễn. Thức ăn thô thì nên ngâm mềm với nước 10-15 phút trước khi cho ăn. Chia khoảng 4-5 bữa, cách đều nhau.
- Từ 3-6 tháng: không cần làm mềm thức ăn. Để chúng tập cắn giúp hàm răng chắc khoẻ và dễ nhai. Cần tăng thêm vào khẩu phần: thịt nạc, cá, tôm, trứng cút lộn, rau xanh. Nên nấu chín thức ăn.
- Trên 6 tháng: bổ sung các loại thức ăn giàu protein và canxi. Thức ăn chủ yếu trong mỗi bữa ăn là thịt. Tập trung cho ăn các loại hoa quả, trứng cút lộn, phomai, bột ngũ cốc, thỉnh thoảng cho ăn thêm một vài loại phủ tạng động vật. Ăn 2 bữa/ngày: sáng, tối. Nên cho uống thêm sữa, ăn các loại hạt đồ khô hoặc cho gặm xương
4, Nơi ở
- Chow Chow không chịu nhiệt tốt, vì vậy hãy giữ chúng trong nhà khi thời tiết oi bức.
LÝ DO NÊN NUÔI MỘT BÉ CHOW CHOW
Độc Lập
Chow Chow độc lập và có thể cứng đầu. Chúng có thể trở nên gắn bó với một người và có thể cắn nếu chúng cảm thấy bị đe dọa. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi đã thuần hóa và dạy chúng trở nên hiền hòa hơn.
Bản tính độc lập cũng khiến Chow Chow khó rèn luyện hơn. Chow Chow cũng không hòa đồng với các bạn thú cưng khác sống cùng nhà. Để chúng thích nghi tốt hơn với gia đình, bạn nên mua và huấn luyện từ sớm.
Tình Cảm
Chow Chow sống rất tình cảm. Chúng thích được chủ quan tâm, chăm sóc. Khi bạn dành đủ tình yêu thương cho Chow Chow, chúng sẽ tôn trọng và nghe lời. Ngược lại, nếu cảm thấy bị bỏ rơi chúng sẽ vô cùng bướng bỉnh.
Trung Thành
Một khi đã thân thiết và gắn bó, Chow Chow tuyệt đối trung thành với chủ nhân. Chúng hoàn toàn tin tưởng vào bạn cũng như hết lòng bảo vệ bạn. Vì thế cách giáo dục của bạn sẽ quyết định tính cách, hành vi của chúng
LƯU Ý KHI CHỌN MUA
– Lưu ý lựa chọn nhà nhân giống uy tín để hạn chế tối đa các vấn đề bệnh tật do di truyền.
– Ưu tiên lựa chọn cún con có bộ lông dày, mượt, có bờm, chân thẳng, đầu đầy đặn không lồi lõm.
– Nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của chúng trước khi lựa chọn mua.
– Nên chọn những bé từ 50 ngày tuổi trở lên, đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine để sức khỏe ổn định.
LƯU Ý KHI NUÔI
– Bộ lông kép dày của Chow Chow có thể đè nặng chúng xuống sóng hoặc trong hồ bơi, vì vậy hãy chú ý tránh trường hợp đáng tiếc.
– Bộ lông dày, lông tơ và mõm ngắn của chow cũng khiến chúng có nhiều nguy cơ bị say nắng hơn. Giữ chúng trong điều hòa không khí trong những tháng mùa hè và đảm bảo chúng luôn được chải kỹ để không khí có thể lưu thông đến da của chúng. Cần vệ sinh, chải lông cho Chow Chow vào mùa rụng lông.
– Những căn bệnh dễ gặp ở chúng mà bạn cần phải phòng tránh là: Quặm mi mắt, sưng ngứa mắt hoặc bệnh xoắn dạ dày. Cần theo dõi sức khỏe và khám định kỳ để phòng ngừa các bệnh trên.
– Nên chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho Chow và vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ để chúng luôn khỏe mạnh.
LƯU Ý KHI HUẤN LUYỆN
– Nên huấn luyện Chow Chow từ sớm. Để huấn luyện được giống này, điều quan trọng nhất là bạn phải kiên trì và hết lòng với chúng