Vẻ ngoài hoang dã, nhưng tính tình gần gũi đáng yêu là những từ nói về Alaska. Nếu bạn đang có ý định nuôi một bé Alaska, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
TÌM HIỂU VỀ ALASKA
1. Nguồn gốc của giống Alaska
- Alaska (hay Alaskan Malamute) là giống chó kéo xe được biết đến đầu tiên bởi bộ tộc Mahlemut
- Alaska Malamute có nguồn gốc từ giống chó sói tuyết hoang được thuần hóa và trở thành một thú nuôi phổ biến. Giống này được thuần hóa, huấn luyện và dần phổ biến ở Mỹ.
2. Đặc điểm của Alaska
- Kích thước: có chiều cao khoảng 65 đến 70cm và cân nặng trung bình từ 45 đến 50kg. Alaska khổng lồ có thể nặng 80 kg và chiều cao lên tới 90cm. Thân hình cân đối, khung xương lớn với các khớp chân cực kỳ chắc chắn
- Alaska có khá nhiều loại do nhiều quá trình lai tạo, tuy nhiên các dòng phổ biến nhất có thể kể đến như: Alaska Standard, Alaska Large Standard, Alaska Giant (Alaska khổng lồ)
- Màu lông phổ biến: đen - trắng, xám - trắng, nâu đỏ - trắng, Sable – trắng, trắng tuyết,...
- Đầu & Mặt: Đầu rất rộng, tai hình tam giác, dựng lên khi trong tư thế cảnh giác. Mặt Alaska bành to và bị gãy tại điểm trán giao với mũi. Mõm to và hơi thon nhẹ từ gốc mõm về phía mũi.
- Mắt: Đôi mắt nằm ở vị trí xiên chéo trên hộp sọ, hình hạt hạnh, màu nâu hạt dẻ, giúp chúng có cái nhìn bao quát, chuẩn xác.
- Đuôi: Đuôi rất dày lông, cong lên trên lưng giúp giữ ấm khi ở môi trường Bắc Cực khắc nghiệt.
- Alaska rất trung thành. Vì thói quen chăn thả đã ngấm trong máu Alaska nên chúng luôn coi chủ nhân là “thủ lĩnh” và tuân theo mọi mệnh lệnh. Nếu chủ nhân bị đe dọa, chúng sẽ sẵn sàng lao vào bảo vệ.
- Alaska rất thông minh nên chúng sẽ học hỏi rất nhanh.
3. Chế độ dinh dưỡng:
- Từ 2 tháng tuổi: Giai đoạn này, bạn nên nhớ cho Alaska ăn uống đầy đủ, sử dụng thức ăn mềm được xay nhuyễn. Một ngày cún nên được ăn thành 5 bữa, mỗi bữa cách đều nhau.
- Từ 3 tháng tuổi: giảm xuống còn 4 bữa/ ngày: Sáng, trưa, chiều, tối.
- Từ 6 tháng tuổi trở lên: bạn cho bé ăn còn 3 bữa/ ngày và 1 tuổi trở lên thì có thể cho ăn 2 bữa/ ngày.
- Các thực phẩm cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho bé:
- Thịt bò: Loại thịt này có chứa lượng Protein giàu gấp 3 - 4 lần thịt lợn, lượng mỡ cũng ít hơn nên rất phù hợp để tăng cơ bắp cho Alaska.
- Các loại cá: Cá không chỉ chứa chất đạm mà còn giàu chất khoáng và vitamin. Dinh dưỡng có trong thực phẩm này không hề kém các loại thịt mà còn dễ tiêu hóa.
- Cua, tôm, ốc: Trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất khoáng như kali, magie, kẽm, canxi,… rất tốt cho sức khỏe. Bạn không cần cho Alaska ăn quá nhiều, một tuần cho ăn khoảng 2-3 bữa là được.
- Rau, củ: Rau cải, rau mầm, rau xà lách, cà rốt, su hào,… chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin.
- Trứng (đặc biệt là trứng vịt lộn): Đây là nguồn cung cấp khá nhiều các chất bao gồm cả đạm, chất béo, vitamin B,… Cũng chính vì có nhiều chất nên bạn cần hạn chế cho Alaska ăn quá nhiều, cách ngày mới cho ăn một quả.
- Sữa: Giúp xương của bé chắc khỏe hơn. Lưu ý, khi Alaska gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn không nên cho chúng uống sữa. - Thực phẩm không nên cho Alaska ăn:
- Các loại xương, xương cá: Loại xương nhỏ có thể gây hóc và khó tiêu
- Thức ăn có chứa quá nhiều chất béo như: Mỡ lợn, mỡ bò...béo phì và bệnh đường ruột.
- Đồ ăn chua đã lên men: Thực phẩm này gây rối loạn tiêu hóa và đường tiết niệu của Alaska.
- Đồ ăn mốc, ôi thiu
4. Nơi ở:
- Alaska có tính cách năng động và thích chạy nhảy, vì thế bạn cần tạo cho chúng một môi trường sống thoáng mát và đủ rộng.
- Vì Alasaka có bộ lông dày nên không chịu được thời tiết nắng nóng, có thể làm bé bị viêm da
LÝ DO CHỌN MỘT BÉ ALASKA
Thân Thiện, Hòa Đồng
Alaska không hề khó gần như vẻ ngoài hoang dã của chúng. Khi tiếp xúc, giống này đặc biệt gây thiện cảm với con người nhờ tính tình hiền hòa, đáng yêu. Chúng sống tình cảm, thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với những vật nuôi khác. Hoàn toàn trái ngược với hầu hết các loài chó, chúng không bao giờ tấn công mèo.
Thông Minh, Nhanh Nhẹn
Alaska là giống thông minh, chúng có khả năng học tập nhanh và rất biết vâng lời. Loài chó này cực kì thích lao động và ưa được tập luyện hàng ngày. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tìm được đường về nhà dù cho đi rất xa.
Trung Thành Tuyệt Đối
Do tập tục sống bầy đàn nên khi nuôi Alaska, loài chó này sẽ coi chủ nhân của mình giống như cá thể “đầu đàn” và bảo vệ họ hết mình.
LƯU Ý KHI CHỌN MUA
– Ngoại hình : thân hình to khỏe, vạm vỡ, ngực rộng, lưng thẳng & dốc nhẹ về phía hông, dáng đi oai vệ.
– Mắt: Tất cả Alaska thuần chủng đều phải có đôi mắt màu đen. Ngoại trừ trường hợp bé có bộ lông màu nâu đỏ thì sẽ có mắt màu nâu. Nếu mắt có màu khác thì đó là khuyết điểm, hoặc Alaska lai.
– Mũi và mõm: Phải cân đối với nhau, không dài nhọn, răng lớn và đều. Nếu răng của hai hàm không khớp nhau, nhô ra ngoài hay thụt vào đều bị xem là khuyết điểm.
– Tai: Phần tai Alaska có hình tam giác, kích thước vừa phải. Nếu tai chúng nằm quá gần nhau hoặc quá cao đều bị coi là không đạt tiêu chuẩn.
– Bộ lông: dày, bóng mượt. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của Alaska thuần chủng đó là 4 chân và mõm của chúng luôn luôn có màu trắng.
– Tuổi đời khi xuất bán: Phải trên 50 ngày tuổi, được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vắc xin.
LƯU Ý KHI NUÔI
– Đảm bảo một không gian sống rộng rãi, sạch sẽ, mát mẻ, được vệ sinh thường xuyên. Mùa hè, thời tiết quá nắng nóng cần cho chó ở nơi mát mẻ, có điều hòa hoặc quạt.
– Alaska rất thích vận động, nếu bị nhốt quá lâu trong nhà sẽ có xu hướng đào bới, cắn xé đồ vật. Bạn nên cho chó ra ngoài thường xuyên, tham gia các hoạt động như đi bộ, chạy theo xe, bắt bóng,… để nâng cao sức khỏe tinh thần & thể chất.
– Hệ tiêu hóa của Alaska khá kém, nếu ăn uống không cẩn thận có thể dẫn đến viêm ruột. Cần có 1 chế độ ăn uống hợp lí, bữa ăn đảm bảo đầy đủ các chất: Đạm, protein, canxi, vitamin và khoáng chất. Tùy thuộc vào độ tuổi, bạn có thể cho ăn 3-4 bữa/ngày. Chó nhỏ cần cho ăn nhiều bữa hơn, chó trưởng thành thì giảm bớt bữa ăn lại.
– Nên tỉa lông, tắm rửa thường xuyên để đảm bảo bộ lông được sạch sẽ, loại bỏ các ký sinh trùng gây viêm da.
LƯU Ý KHI HUẤN LUYỆN
– Alaska có bản năng độc lập rất mạnh mẽ. Vì vậy, trước khi đi vào huấn luyện bạn cần hiểu rõ đặc điểm, tính cách của chú chó của mình, Xác định rõ phương pháp và mục đích giáo dục để vạch ra kế hoạch huấn luyện khoa học nhất.
– Các bài tập vận động hàng ngày đơn giản cho Alaska nhỏ là chạy theo xe đạp. Với chó trưởng thành, có thể cho tập chạy đường dài, kéo lốp xe, kéo tạ,… Trong quá trình tập luyện, bạn nên áp dụng kỷ luật nghiêm khắc để chó không mắc phải sai lầm. Đồng thời cần có phần thưởng động viên xứng đáng nếu chó làm tốt.
– Các bài huấn luyện chỉ nên kéo dài khoảng 1 tiếng mỗi ngày và tốt nhất là nên tập vào buổi sáng. Bạn có thể nâng cao dần các bài tập theo thời gian để giúp Alaska có được cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.