- Chó bị nhốt và xích lâu: Chó thiếu vận động hoặc không được đi dạo thường xuyên có thể gặp tình trạng táo bón. Khi không được giải phóng kịp thời, chó thường phải nhịn, dẫn đến táo bón do phân tích tụ trong cơ thể.
- Chế độ ăn thiếu xơ: Chế độ thiếu xơ có thể làm giảm độ ẩm trong đại tràng, khiến phân trở nên khô cứng và khó đi ra ngoài.
- Thiếu nước, uống ít nước: Sự thiếu hụt nước trong cơ thể có thể gây ra táo bón, vì nước giúp làm mềm phân.
- Nuốt phải dị vật: Xương, thực vật, đất, sỏi/đá có thể làm tăng kích thước và độ khô của phân.
- Vấn đề tâm lý: Stress hoặc thay đổi môi trường sống đôi khi cũng có thể gây ra táo bón cho chó.
- Cơn đau bất chợt: Chó cảm thấy đau đớn ở hậu môn, vùng gần hậu môn hoặc các chấn thương chỉnh hình. Có thể do tác động mạnh, áp-xe tuyến hậu môn. Ngoài ra, viêm khớp cũng khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn. Từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ sinh và bị táo bón.
- Tắc ruột: Quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u. Chúng gây ra sự đau, rát, vướng víu. Lông tóc quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột. Thường xảy ra ở chó lông dài. Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng.
- U bướu hoặc khối u trong đại tràng: Những khối u này có thể cản trở quá trình đi vệ sinh.
- Thoát vị xương chậu: Tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bó. Xương chậu rạn nứt thì sau khi bình phục, khung xương sẽ hẹp hơn. Tác động xấu tới đại tràng, hạn chế lưu lượng phân đi qua đó.
- Rối loạn thần kinh cơ: Cũng có thể là nguyên nhân khiến chó bị táo bón. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu gián đoạn quá trình đào thải phân.Rối loạn hệ tiêu hóa: Suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa bất ổn định và mất cân bằng điện giải. Sự mất cân bằng này gây mất nước, giảm co cơ ruột. Kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong ruột.
- Thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc an thần và một số loại thuốc khác có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón.
Dấu hiệu nhận biết chó bị táo bón
- Chó thường xuyên khó chịu, kêu rên hoặc di chuyển không chịu ngồi yên một chỗ. Chúng có thể đang cảm thấy căng thẳng và lo lắng do không đi ngoài được.
- Bụng căng tức: Bụng của chó trở nên căng và cứng khi bị tình trạng táo bón. Điều này có thể do chất phân tích tụ trong ruột.
- Chán ăn: Táo bón có thể làm chó cảm thấy không thoải mái và không muốn ăn. Nếu bạn thấy chó từ chối thức ăn hoặc ăn ít hơn bình thường, đó có thể là một dấu hiệu khi bị táo bón.
- Chó khi bị táo bón sẽ gặp phải triệu chứng hay nôn mửa, uống nhiều nước. Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, không còn tràn đầy năng lượng như trước.
Trong trường hợp chó bị táo bón lâu và nặng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng như phân có máu, bọt và hạt thức ăn không tiêu hóa được cùng với mùi hôi khó chịu. Khi nhận thấy những biểu hiện này, Sen nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức để đảm bảo chó được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
- Làm sạch hậu môn cho chó cưng: Khi chó gặp vấn đề về táo bón, phần phân thường trở nên cứng và có khả năng bám vào lông gây khó chịu. Để giải quyết tình trạng này, cần thực hiện việc làm lỏng hoặc loại bỏ các đoạn phân cứng này thông qua việc thụt tháo ở khu vực hậu môn.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi chó bị táo bón, bạn nên giảm lượng thức ăn cho chúng để giảm áp lực cho ruột và hệ tiêu hóa của chúng. Nên tăng cường chất xơ vào phần ăn để kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.
- Cho chó uống thuốc: Sen nên đến nhà thuốc đưa ra tình hình và mua thuốc tại các phòng khám thú y uy tín để đảm bảo thuốc có tác dụng hiệu quả và an toàn trên cơ thể chó.
- Giữ không gian sạch sẽ và thoải mái: để giúp cún cảm thấy an toàn và không bị căng thẳng. Nếu theo dõi tình trạng táo bón của cún trong thời gian dài không thuyên giảm và có dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như đi phân ra máu, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được can thiệp kịp thời.
- Nếu đã thực hiện các cách trên mà chó vẫn chưa thuyên giảm tình trạng táo bón, bạn có thể đưa chó đến bệnh viện thú y gần nhất để thực hiện chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
- Để không phải nhìn thấy triệu chứng chó bị táo bón xuất hiện trên cún cưng của mình, hãy phòng ngừa cho chúng ngay từ chế độ chăm sóc hằng ngày.
- Cung cấp nước và thức ăn
- Nếu cún cưng của bạn bị táo bón do hệ tiêu hóa kém, hãy bổ sung thêm men tiêu hóa vào chế độ ăn và nước uống của chúng theo liều lượng chỉ định.